Trước đề xuất của ĐB Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) về đổi giờ học, giờ làm phù hợp hơn với các đô thị, sáng nay (1/11), bên hàng lang Quốc hội, nhiều đại biểu đã trao đổi xung quanh vấn đề này.
Bài viết này thuộc danh mục:✅ Lao động - Việc làm, được chúng tôi tổng hợp từ báo GD&TĐ, nguồn bài: http://giaoducthoidai.vn/thoi-su/doi-gio-hoc-khong-phu-hop-voi-hoc-sinh-mien-nui-4044290-v.html
Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai (đoàn Trà Vinh) cho rằng, việc đổi giờ học, giờ làm cần phải nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, bởi việc này sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác. Việc thay đổi giờ học, giờ làm không thể áp dụng chung cho cả toàn hệ thống mà tùy vào thực tế từng địa phương, từng vùng.
Theo đại biểu, nếu thay đổi giờ làm của cán bộ công chức, viên chức hay thay đổi giờ học ở các thành phố lớn, thị xã mà đa số học sinh là con của cán bộ công chức thì phù hợp. Nhưng ở góc độ đối với con em công nhân thì việc này cần phải đánh giá lại.
Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh
Cùng quan điểm, đại biểu Đinh Thị Bình (đoàn Phú Thọ) cho rằng, thực tế giờ học và giờ làm việc ở cơ quan nhà nước phải dựa vào Bộ luật Lao động để xây dựng khung thời gian cho phù hợp. Việc thay đổi giờ làm việc, giờ học sau 8 giờ có thể phù hợp với các khu đô thị lớn. Tuy nhiên, đối với khu vực miền núi thì không.
Đại biểu Bình phân tích, ở khu vực miền núi, học sinh thường phải đi học rất xa, trong khi đó đường sá đi lại vẫn còn khó khăn do cơ sở hạ tầng vẫn còn hạn chế. Nhiều trường học không có nhà bán trú, nên học xong buổi sáng, học sinh phải về nhà, chiều đi học tiếp (nếu là học 2 buổi/ngày). Vì thế nếu thay đổi giờ học như đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) sẽ không phù hợp.
Đại biểu Quốc hội Đinh Thị Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ
Trước ý kiến cho rằng, việc thay đổi giờ làm góp phần thay đổi năng suất lao động; đại biểu Phan Việt Cường (đoàn Quảng Nam) trao đổi: Cái đó phải đánh giá lại. Năng suất lao động tùy thuộc vào chất lượng công việc của mỗi ngời. Không thể nói, đổi giờ làm việc mà chất lượng lao động nâng lên.
Theo đại biểu, vấn đề này phải có đề tài khoa học để đánh giá. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần có đề tài khoa học đánh giá bằng hội thảo về vấn đề giờ làm việc.
Trước đó, trong phần thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 31/10, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đề xuất Chính phủ đổi giờ làm. Đại biểu cho rằng, giờ làm nên bắt đầu từ 8h30 và thời gian nghỉ trưa cần ngắn lại. Theo đại biểu, hiện nay, một số doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nước ngoài cũng đã áp dụng giờ làm việc từ 8h30-9h, trong khi ở Việt Nam, học sinh phải bắt đầu học từ sớm.
Tìm kiếm:✨
- Nghỉ trưa, Nguyễn Văn Cảnh, Giờ làm việc, Tăng Thị Ngọc Mai, Đinh Thị Bình, Phan Việt Cường, Quốc hội tỉnh Phú Thọ, Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Đại biểu quốc hội, Cán bộ công chức, Miền núi, Đại biểu, Ngời, Đề xuất, Trà Vinh, Bình Định, Đoàn đại biểu, Đi học, Bán trú, Quốc hội